ĐĂNG NHẬP IU NẤU ĂN:
x
Đăng nhập bằng FacebookĐăng nhập bằng Gmail
Bạn chưa có tài khoản Facebook hoặc Gmail?
Đăng ký tài khoản Facebook
Đăng ký tài khoản Gmail
loading

Tại sao có hiện tượng bóng đè khi ngủ?

  Lưu lại
Tweet


Nhiều người thắc mắc, khi bị tỉnh giấc đột ngột rồi ngủ lại, họ có cảm giác cứng đơ thân thể, không thể cựa quậy, thậm chí như có đồ vật đè chặt


Nhiều người thắc mắc, khi bị tỉnh giấc đột ngột rồi ngủ lại, họ có cảm giác cứng đơ thân thể, không thể cựa quậy, thậm chí như có đồ vật đè chặt hai tay và vùng vai, muốn kêu cứu và thoát khỏi tình cảnh bức bí đó. Khi họ đã mở mắt, miệng vẫn khô, ngực đau và vẫn không thể động đậy cơ thể.

Bóng đè được xem là hiện tượng mộng mị thường gặp ở nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân khiến con người rơi vào trạng thái nửa thực nửa mơ này khi ngủ? Chợt tỉnh giấc, nhiều người cứng đơ toàn thân, không thể cựa quậy, thậm chí như có đồ vật đè chặt hai tay và vùng vai, muốn kêu cứu cũng không được.

Ảnh minh họa 1 - Tại sao có hiện tượng bóng đè khi ngủ?

Theo giới khoa học, đó là hiện tượng bóng đè, hay còn gọi là tình trạng liệt thân khi ngủ - sleep paralysis.  Những người thường có trạng thái ngủ chập chờn, hay mộng mị, khó thở do đặt tay lên ngực khi nằm ngửa hoặc cúc áo chật chội hoặc do không khí trong phòng quá nhiều CO2… đều dễ gặp hiện tượng bóng đè này.

Khi bị bóng đè, vỏ não hoạt động nhanh, các cơ bắp toàn thân không căng do luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và hành động bị ức chế, kìm hãm, khiến ngoài đôi mắt có thể cử động, những bộ phận khác phần lớn đều trong trạng thái đơ cứng. Nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra trong vài chục giây hoặc vài phút.

Để tránh bóng đè, chúng ta nên tập thói quên ngủ nghỉ điều độ, tránh ngủ muộn, dậy muộn. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng khó chịu này, cần nhờ tới phương pháp trị liệu của bác sĩ.

Tuy nhiên, dậy quá sớm, ngủ không đủ giấc cũng khiến con người rơi vào trạng thái bóng đè, gây căng thẳng thần kinh. Một nữ doanh nhân ngoài 30 tuổi tại Trung Quốc thường có thói quen dậy sớm để đáp ứng nhu cầu công việc bận bịu trong ngày. Vào khoảng 4h, chị đã tỉnh giấc, làm vệ sinh cá nhân, uống cà phê khiến tinh thần trở nên tỉnh táo, nhưng đầu vẫn có cảm giác nặng trịch, chân mềm nhão. Nữ doanh nhân này thừa nhận, sau khi chập chờn vào giấc ngủ hoặc trước khi tỉnh giấc, cô rất hay rơi vào trạng thái mê mệt, muốn bật dậy nhưng phải mất vài phút mới thoát khỏi tình cảnh cơ đứng chân tay. Theo các chuyên gia Trung Quốc, chính sự mệt mỏi và căng thẳng trong công việc đã khiến người phụ nữ này gặp hiện tượng bóng đè khi ngủ.

Khi tới cơ quan, nữ doanh nhân này hay mắc phải tình trạng cáu giận. Bất cứ điều gì cũng khiến chị phật ý, nên thường xuyên cáu gắt đồng nghiệp, rầy la cấp dưới, thậm chí phạm những sai lầm không đáng có trong giải quyết công việc.

Các nhà khoa học khẳng định, không nên thu nạp quá nhiều những câu chuyện hoang tưởng về ma quỷ, truyện kinh dị, đặc biệt là tránh đọc những truyện này trước khi ngủ. Ngoài ra, cần có tư thế ngủ thật thoải mái. Tốt nhất là nằm nghiêng bên phải, đầu không nghiêng vẹo, chân tay co duỗi tự do. Nên mặc đồ ngủ rộng rãi, có chất liệu vải thoáng; phòng ngủ bày biện hợp lý, giúp không khí thông thoáng trong phòng.

Ngoài ra, nên thay đổi lối sống, chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi cho thật hợp lý và tích cực tham gia các hoạt động giải trí, rèn luyện cơ thể để tăng cường sức khỏe.

- Sưu tầm -

Tại sao có hiện tượng bóng đè khi ngủ?03/03/2016

Tại sao có hiện tượng bóng đè khi ngủ?
5 (1) votes

Tweet


  • TỪ KHÓA:   


Top khuyến mãi mua nhiều giá sốc




Hỏi đáp - Góp ý:


Tên (*):

Thư điện tử (*):

Website:

Bình luận (*):

emoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.com

Phản hồiHủy bỏ

Bài liên quan

Bài mới cập nhật