Bí kíp phân loại miến và cách chọn các loại miến ngon, an toàn cho sức khỏe !



Bí kíp phân loại miến và cách chọn các loại miến ngon, an toàn cho sức khỏe: Trong bài viết ngày hum nay, iunauan sẽ chia sẻ tới các nàng một số


Bí kíp phân loại miến và cách chọn các loại miến ngon, an toàn cho sức khỏe:

Trong bài viết ngày hum nay, iunauan sẽ chia sẻ tới các nàng một số mẹo để phân biệt các loại miến, từ đó các nàng có thể chọn loại miến phù hợp cho các món ăn, tránh quá dai hoặc quá bở khi chế biến :)

Ảnh minh họa 1 - Bí kíp phân loại miến và cách chọn các loại miến ngon, an toàn cho sức khỏe !

Phân loại miến theo màu sắc:

Trên thị trường, các nàng sẽ thấy có 3 loại miến có màu sắc khác nhau

  • Miến màu trong, đục: đây là màu sắc cơ bản vì miến được làm từ các loại tinh bột như tinh bột gạo, tinh bột đậu xanh, tinh bột lúa mì
  • Miến màu ngả vàng: là màu sắc được nhuộm từ mật mía hoặc được người dùng lấy màu từ các nguyên liệu thực phẩm tự nhiên khác để làm nên sự đa dạng cho sợi miến, cơ bản vẫn làm từ các loại tinh bột.
  • Miến có màu xám nhạt (miến dong): được làm từ tinh bột của củ dong riềng, rất dễ nhận biết.

Ngoài ra, các nàng còn có thể phân biệt miến dựa vào hình thức đóng gói, như miến bó sợi, miến cuộn tròn, miến vuông,... Mỗi loại hình dạng miến còn tùy thuộc vào mục đích chế biến của người dùng khi lựa chọn.

Phân loại miến theo nguyên liệu sản xuất:

  • Miến gạo: Được sản xuất chủ yếu từ tinh bột gạo. Cụ thể, tỉ lệ chất khô của hạt gạo chiếm đến 90%, trong đó hàm lượng amylose chiếm khoảng 18 - 45% trong hạt gạo nhằm quyết định độ dảo của hạt cơm. Miến gạo thường được sử dụng chủ yếu trong các món nước và món xào
  • Miến dong: Được sản xuất chủ yếu từ tinh bột dong riềng. Người ta dùng củ dong riềng (cũng được gọi với cái tên khác như củ chóc, củ chuối, khá giống với củ riềng) để làm thành bột dong riềng.

Tỉ lệ phần trăm lượng tinh amylose trong tinh bột dong riềng chiếm đến 25% - 30%, thậm chí còn cao hơn và được đánh giá là hầu như cao hơn so với các loại tinh bột khác. Ngoài ra, chất gel kết dính của tinh bột dong riền còn là thành phần giúp cho sợi miến trở nên trong suốt, hấp dẫn cũng như quyết định chất lượng sản phẩm.

Có 2 loại tinh bột dong riềng là tinh bột ướt và tinh bột khô. Vì lợi ích kinh tế, người ta thường dùng tinh bột dong riềng ướt để làm sợi miến dong, vì có giá thành rẻ hơn và được khách hàng mua nhiều hơn. Miến dong thường được sử dụng cho món nộm và món nước

Miến đậu xanh: 

Được làm chủ yếu từ tinh bột đậu xanh và chứa hàm lượng tinh amylose cũng khá cao là khoảng 40 - 50 % (không thua gì bột dong riềng). Miến đậu xanh rất được ưa chuộng do làm từ bột đậu xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, có lợi cho sức khỏe người dùng như thanh nhiệt, mọc máu,... và đang có xu hướng thay thế cho miến dong riềng trên thị trường. Thường sử dụng miến đậu xanh cho món nước, món xào và món nộm.

Miến hỗn hợp:

Được làm từ nhiều tinh bột khác nhau như tinh bột khoai tây, tinh bột lúa mì, tinh bột gạo,... và được sử dụng thêm một số thành phần tinh bột khác, phụ gia khác tùy thuộc vào nhà sản xuất. Vì thế, độ dai và màu sắc của miến có thể thay đổi, khi mua bạn nên tham khảo thành phần kĩ trên bao bì và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết cách dùng cho phù hợp. Thường sử dụng miến hỗn hợp cho món xào, món nước và món nộm.

( Sưu tầm)

Bí kíp phân loại miến và cách chọn các loại miến ngon, an toàn cho sức khỏe !08/10/2020


Tweet

  • TỪ KHÓA:   

Hỏi đáp - Góp ý:


Tên (*):

Thư điện tử (*):

Website:

Bình luận (*):

emoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.comemoticon iunauan.com

Phản hồiHủy bỏ


Bài liên quan

Bài mới cập nhật