Những dấu hiệu ban đầu khi mắc bệnh sốt xuất huyết không được bỏ qua:
Sốt xuất huyết là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng. Phòng bệnh hơn chưa bệnh, các nàng cần để ý những dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết để kịp thời điều trị.
Có 5 dấu hiệu ban đầu cần quan tâm:
- Thứ nhất: tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
- Thứ hai: Nôn tăng
- Thứ ba: Tự dưng đau bụng, tăng cảm giác đau
- Thứ tư: Tiểu ít, số lần ít hơn, số lượng giảm hơn
- Thứ 5: Chảy máu bất kỳ chỗ nào như chân răng, máu cam.
Gặp 5 dấu hiệu này, bạn cần nhập viện điều trị nội trú ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Khi có dấu hiệu trên, tuyệt đối đi khám bác sỹ, không được tự ý uống các loại thuốc nam, thuốc bắc, không dùng các loại kháng sinh vì các loại thuốc đó không thể điều trị được bệnh sốt xuất huyết. Một số trường hợp bác sĩ phải sử dụng kháng sinh trong những ngày thứ 5 - 6 do bệnh nhân bị bội nhiễm.
Nếu nhiệt độ không hạ có thể nằm trong phòng điều hòa, nhưng chỉ nên duy trì ở nhiệt độ 27-28 độ C.
Không tự ý truyền dịch, nếu cần truyền dịch phải được bác sĩ chỉ định với sự theo sát của bác sĩ và y tá để tránh gây sốc. Nhiều bệnh nhân thấy mệt mỏi nhưng chưa đủ tiêu chuẩn nhập viện họ thường tìm đến các cơ sở y tế tư nhân để truyền dịch gây biến chứng, sốc do truyền quá thừa dịch hoặc thiếu dịch vì không xét nghiệm lượng dịch cần truyền vào. Chính vì thế, bác sĩ cho biết, với sốt xuất huyết chỉ uống hạ sốt paracetamol và oresol là tốt nhất. Ngoài ra, có thể dùng thêm nước hoa quả như nước dừa, nước rau, thậm chí nước lọc và người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn.
Nếu trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết, cha mẹ nên nghỉ làm ở nhà theo dõi sức khỏe của con để biết các dấu hiệu của trẻ.
Bệnh nhân sốt xuất huyết không nên tắm và xông hơi vì là giãn mạch gây chảy máu, không tắm nước lạnh, chỉ lau người bằng nước ấm.
(Sưu tầm)