22.11.11
Cách làm BBQ! Thịt xiên nướng.
Melbourne bây giờ sắp vào hè, thời tiết đỏng đảnh thật đấy, nhưng hôm nào hửng nắng là vui lắm. Bạn bè đến nhà, cùng làm BBQ, ăn uống, nói chuyện.
21.11.11
Hôm nay tôi ♥.. Bước trong vườn sau cơn mưa
Cả ngày thứ bảy mưa và bão.
Sang đến chủ nhật, trời lại trong veo. Bước đi trong vườn, trong công viên, nhẹ nhõm...
Tớ đang đọc cuốn tiểu thuyết mới nhất của Haruki Murakami. Lạ lắm.
Vẫn lối viết văn ấy, với một thế giới lạ kì. Một thế giới có hai vầng trăng. Khó đồng cảm, kì bí, nhưng đầy lôi cuốn.
16.11.11
Gạo lứt. Công thức: cơm rang gạo lứt (món chay)
Công thức này tớ cũng kèm cho bài đăng báo Đẹp tháng này. Nhưng riêng với bài trên blog, tớ muốn viết đôi điều về gạo lứt (hay còn gọi là gạo lức).
Gạo lứt là loại gạo chỉ xát qua, không bỏ phần lớp vỏ ngoài. Thế nên gạo lứt rất bổ, vì vitamin và khoáng chất ở trong bao gạo không bị mất đi! Gạo lứt còn giúp cơ thể thanh mát, giải độc tố.
À, tớ nghe nói ở Việt Nam có nhiều loại gạo lứt. Nói chung là loạn tên sản phẩm :). Tớ cũng không rõ đâu, nhưng loại tớ dùng là loại gạo lứt tám thơm (nghĩa là khi sát vỏ là thành loại gạo mình thường ăn ý).
Nhà tớ từ lâu đã ăn gạo lứt hàng hày. Lúc đầu nấu 1/3, rồi bây giờ là 1/2 định lượng cho bữa cơm. Loại gạo tớ dùng cần ngâm nước thì nấu mới nhanh. Sáng ra, trước khi đi làm, ngâm một tí gạo. Tối về trộn với gạo trắng, nấu như bình thường. Mấy lần đầu nấu chắc phải đo lại lượng nước. Nhưng sau sẽ quen.
Gạo lứt lúc đầu không quen sẽ khó ăn. Nhưng càng ăn, càng nhai kĩ, lại cảm thấy vị ngọt đậm của hạt gạo, ngon lành, dễ ăn...
Món cơm rang này dễ nấu và dễ cải biên. Có gì thì nấu thôi. Riêng tớ, tớ thích vị thanh đạm của nấm đông cô và gạo lứt.
{Công thức - cơm rang gạo lứt với nấm đông cô}
Gạo lứt là loại gạo chỉ xát qua, không bỏ phần lớp vỏ ngoài. Thế nên gạo lứt rất bổ, vì vitamin và khoáng chất ở trong bao gạo không bị mất đi! Gạo lứt còn giúp cơ thể thanh mát, giải độc tố.
À, tớ nghe nói ở Việt Nam có nhiều loại gạo lứt. Nói chung là loạn tên sản phẩm :). Tớ cũng không rõ đâu, nhưng loại tớ dùng là loại gạo lứt tám thơm (nghĩa là khi sát vỏ là thành loại gạo mình thường ăn ý).
Nhà tớ từ lâu đã ăn gạo lứt hàng hày. Lúc đầu nấu 1/3, rồi bây giờ là 1/2 định lượng cho bữa cơm. Loại gạo tớ dùng cần ngâm nước thì nấu mới nhanh. Sáng ra, trước khi đi làm, ngâm một tí gạo. Tối về trộn với gạo trắng, nấu như bình thường. Mấy lần đầu nấu chắc phải đo lại lượng nước. Nhưng sau sẽ quen.
Gạo lứt lúc đầu không quen sẽ khó ăn. Nhưng càng ăn, càng nhai kĩ, lại cảm thấy vị ngọt đậm của hạt gạo, ngon lành, dễ ăn...
Món cơm rang này dễ nấu và dễ cải biên. Có gì thì nấu thôi. Riêng tớ, tớ thích vị thanh đạm của nấm đông cô và gạo lứt.
{Công thức - cơm rang gạo lứt với nấm đông cô}
14.11.11
Phong cách“xanh” . Súp bí ngô, cà rốt. Bánh muffin bí ngòi mặn
Bài viết sau tớ viết cho báo Đẹp số 155. Trích dẫn lại đây hai công thức chính... :)
Phong cách "xanh" là một điều mà tớ đang rất quan tâm! Mong mọi người cũng bắt đầu nghĩ đến thực phẩm, nguồn gốc, công sức tạo thành một món ăn...
Bạn đã nghe đến phong cách sống “xanh” chưa? Ở thành phố Melbourne nơi tôi sống cũng như nhiều nước khác trên khắp thế giới, đây là phong trào được rất nhiều người hưởng ứng. Cách sống này có muôn màu, muôn vẻ, nhưng thông điệp chung là ý thức bảo vệ mội trường, sỗng hòa đồng với thiên nhiên và thế giới xung quanh.
Lẽ dĩ nhiên, thông điệp “ăn xanh” được rất nhiều người quan tâm, nhưng đây cũng là vẫn đề “nóng”, có nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng ăn chay là giải pháp tốt nhất cho môi trường và sức khỏe. Cũng có người hoàn toàn từ bỏ đồ hộp hay đồ sản xuất công nghiệp. Tuy thế, phần lớn cộng đồng “xanh” có cái nhìn rộng hơn, vươn tới một phong cách sống cân bằng, hòa hợp với thiên nhiên và thế giới quanh mình.
Nhiều hướng đi là thế, nhưng sống theo phong cách “xanh” cũng có những quy tắc nhất định! Ví như chọn đồ ăn trồng hay nuôi địa phương, ủng hộ người nông dân nơi mình đang ở chẳng hạn. Như thế, không những được dùng đồ ăn sẽ tươi ngon, bạn cũng sẽ giúp duy trì nền nông nghiệp địa phương tiếp tục phát triển. Những giống rau xanh hay vật nuôi từ thủa xa xưa cũng sẽ được bảo tồn, không bị “công nghiệp hoá” quá đáng. Thế hệ “xanh” cũng bắt đầu sống gần gũi với thiên nhiên hơn, hướng về cội nguồn nhiều hơn. Họ thích thực phẩm ít qua chế biến, ví như gạo lứt, hay các loại đậu khô. Rau củ cũng được trồng theo phương thức “organic” tự nhiên, theo cách làm nông nghiệp của ông bà ta, không vì lợi nhuận mà dùng chất hóa học.
Gần đây, ở nhiêu nơi ngay cả ở Việt Nam, phong trào trồng rau xanh trong đô thị ngày càng phổ biến. Khôn cần đất rộng, chỉ cẩn một ban công nho nhỏ, có ánh nắng, bạn có thể trồng rau thơm, cây ớt hay cà chua. Ai “siêu” còn có thể trồng cả rau cải, mướp nữa. Bạn tôi kể ở Hà Nội, hội trồng rau organic còn họp chợ và trao đổi rau củ, hạt giống. Điều tuyệt vời là phong cách “xanh” cũng là cách ăn khỏe, sống khỏe.
Hai món sau là bữa ăn yêu thích của nhà tôi. Súp bí ngô cà rốt, ăn ngọt mát. Bánh muffin bí ngòi ăn mềm, dậy mùi pho mát nhưng có nhiều rau nên vẫn rất tốt.
Phong cách "xanh" là một điều mà tớ đang rất quan tâm! Mong mọi người cũng bắt đầu nghĩ đến thực phẩm, nguồn gốc, công sức tạo thành một món ăn...
Bạn đã nghe đến phong cách sống “xanh” chưa? Ở thành phố Melbourne nơi tôi sống cũng như nhiều nước khác trên khắp thế giới, đây là phong trào được rất nhiều người hưởng ứng. Cách sống này có muôn màu, muôn vẻ, nhưng thông điệp chung là ý thức bảo vệ mội trường, sỗng hòa đồng với thiên nhiên và thế giới xung quanh.
Lẽ dĩ nhiên, thông điệp “ăn xanh” được rất nhiều người quan tâm, nhưng đây cũng là vẫn đề “nóng”, có nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng ăn chay là giải pháp tốt nhất cho môi trường và sức khỏe. Cũng có người hoàn toàn từ bỏ đồ hộp hay đồ sản xuất công nghiệp. Tuy thế, phần lớn cộng đồng “xanh” có cái nhìn rộng hơn, vươn tới một phong cách sống cân bằng, hòa hợp với thiên nhiên và thế giới quanh mình.
Nhiều hướng đi là thế, nhưng sống theo phong cách “xanh” cũng có những quy tắc nhất định! Ví như chọn đồ ăn trồng hay nuôi địa phương, ủng hộ người nông dân nơi mình đang ở chẳng hạn. Như thế, không những được dùng đồ ăn sẽ tươi ngon, bạn cũng sẽ giúp duy trì nền nông nghiệp địa phương tiếp tục phát triển. Những giống rau xanh hay vật nuôi từ thủa xa xưa cũng sẽ được bảo tồn, không bị “công nghiệp hoá” quá đáng. Thế hệ “xanh” cũng bắt đầu sống gần gũi với thiên nhiên hơn, hướng về cội nguồn nhiều hơn. Họ thích thực phẩm ít qua chế biến, ví như gạo lứt, hay các loại đậu khô. Rau củ cũng được trồng theo phương thức “organic” tự nhiên, theo cách làm nông nghiệp của ông bà ta, không vì lợi nhuận mà dùng chất hóa học.
Gần đây, ở nhiêu nơi ngay cả ở Việt Nam, phong trào trồng rau xanh trong đô thị ngày càng phổ biến. Khôn cần đất rộng, chỉ cẩn một ban công nho nhỏ, có ánh nắng, bạn có thể trồng rau thơm, cây ớt hay cà chua. Ai “siêu” còn có thể trồng cả rau cải, mướp nữa. Bạn tôi kể ở Hà Nội, hội trồng rau organic còn họp chợ và trao đổi rau củ, hạt giống. Điều tuyệt vời là phong cách “xanh” cũng là cách ăn khỏe, sống khỏe.
Hai món sau là bữa ăn yêu thích của nhà tôi. Súp bí ngô cà rốt, ăn ngọt mát. Bánh muffin bí ngòi ăn mềm, dậy mùi pho mát nhưng có nhiều rau nên vẫn rất tốt.
9.11.11
Hôm nay tôi ♥ ... Hà Nội
Có những thứ không cần phải viết, phải nói.
Chỉ là những phút trải lòng rất riêng, cho một nỗi nhớ mà thôi.
Ảnh chụp đầu năm nay, trong một lần về...
{Một khung trời trong phố cổ}
Và, Cà phê Hà Nội. Một tình yêu.
Chỉ là những phút trải lòng rất riêng, cho một nỗi nhớ mà thôi.
Ảnh chụp đầu năm nay, trong một lần về...
{Một khung trời trong phố cổ}
Và, Cà phê Hà Nội. Một tình yêu.
8.11.11
Bánh quy Cornflake-Choc-Chip của Momofuku
Lúc đầu tớ không định post công thức này trên trang tiếng Việt đâu. Bởi vì, tớ ngại. Phần lớn những công thức tớ viết lại trên trang tiếng Việt đã qua chọn lọc, hợp với người Việt. Có những công thức khó viết, dù tớ thích. Bánh quy này tớ thích chẳng hạn.
Đây là công thức của cửa hiệu Momofuku bên New York. Momofuku là tên một chuỗi nhà hang có phong cách đặc trưng. Mỗi nhà hang có một nét riêng. Momofuku Milk Bar chẳng hạn, tôn vinh, hay làm sống lại văn hóa ăn uống bình dân của Mỹ. Vì thế, những hương vị ở đây rất Mỹ. Tớ từng qua New York chơi, đã ăn ở Momofuku. Thích! Nhưng đúng là hương vị rất khác – ngọt hơn, ngậy hơn. Và đặc biệt người Mỹ rất thích bánh quy có dạng ngọt nhưng hơi mặn.
Lần trước tớ có đăng tải công thức bánh quy choc chip bơ lạc của BAKED. Tớ thích nhưng nhiều bạn chê ngọt quá. Tớ giật mình bảo, ừ nhỉ. Đúng là mỗi người một vị.
Bánh này của momofuku có cái hay, đó là corn flake crunch, làm bánh giòn, thơm mùi sữa, và hơi mằn mặn. Tớ đã giảm độ ngọt, nhưng đúng là bánh cookies này có vị ngọt ấm, mà tớ gọi là rất Mỹ. Tớ thích, cả nhà tớ thích. Bánh vẫn sẽ được làm, chắc là trong những dịp hơi đặc biệt một chút ^^.
{đọc tiếp công thức}
7.11.11
Mangomisu (tiramisu xoài. Tiramisu hoa quả)
Thời tiết ở nơi bạn ở thế nào rồi?
Melbourne mấy hôm nay trời nắng và bắt đầu nóng. Năm nay mưa cũng nhiều hơn nữa. Sắp sang hè rồi.
Mùa hè ở Úc bán rất nhiều hoa quả ngon. Dâu tây đợt này rẻ lắm ý, nên tớ mua cả kí lô về rửa sạch, bỏ núm xanh, cho vào túi để đông lạnh ăn dần. Xoài cũng thế nhé. Bỏ vỏ, bỏ hạt, có thể để đông lạnh. Dĩ nhiên đồ đông lạnh không trang trí được, nhưng cho vào sinh tố rất hợp lí, và rẻ.
Món ăn tớ giới thiệu hôm nay đơn giản vô cùng. Gọi là tiramisu cải biên nhé. Bánh này không cần lò nướng, dễ làm. Ăn với vị hoa quả dễ chịu, chua ngọt, béo.
Ai thích ăn tiramisu chuẩn thì qua xem công thức này. Còn tớ mùa hè, thích loại tiramisu xoài hơn. :)
À, ghi chú nhé. Bánh sampa (lady fingers) mua loại của Ý là tốt nhất. Ngấm nước, nhưng không quá nhão. Còn không có thể chọn loại đắt đắt một chút.
Bạn nào không có điều kiện có thể bỏ bớt mascarpone, tăng phần kem tươi.
Còn bông hoa "cô đơn" kia là poppy. (hoa anh túc, hay còn gọi là hoa thuốc phiện. Dĩ nhiên ko ai nghiện thuốc phiện. Anh túc có nhiều loại, và chỉ 1 loại có thể làm thuốc phiện thôi :D).
... recipe...
Đăng ký: Bài đăng (Atom)